Các nhà khoa học chế tạo một sợi dây nam châm có thể hút tế bào ung thư ra khỏi máu bệnh nhân
Mỗi 20 phút, nó có thể "đánh bắt" từ 500-5.000 tế bào ung thư.
Sinh thiết lỏng là một công nghệ xét nghiệm nhắm đến mục tiêu tầm soát ung thư ngay từ giai đoạn sớm. Trong đó, các bác sĩ sẽ săn tìm những tế bào ung thư trôi nổi trong máu của bệnh nhân, ngay từ khi khối u còn quá nhỏ để bị phát hiện bởi chụp cắt lớp hay cộng hưởng từ.
Tuy nhiên, thách thức của công nghệ này nằm ở độ nhạy. Lượng tế bào ung thư trôi nổi trong máu là cực kỳ nhỏ. Ngay cả xét nghiệm máu định kỳ đều đặn có khi cũng không hề phát hiện bất kể một tế bào ung thư nào.
Bây giờ, các nhà nghiên cứu tại Trường Y khoa Đại học Stanford đã phát triển được một công nghệ hỗ trợ đắc lực cho sinh thiết lỏng. Họ tin rằng nam châm có thể hút các tế bào ung thư nếu chúng bị hạt nano làm từ hóa.
Bởi vậy, bằng cách đưa một sợi dây nam châm vào tĩnh mạch của bệnh nhân, nó có thể tăng độ nhạy của sinh thiết lỏng gấp 10-80 lần so với xét nghiệm máu thông thường. Tuy chưa được thử nghiệm trên người, nhưng thiết bị này đã chứng minh sự hiệu quả với thử nghiệm trên lợn.
Nghiên cứu mới được đăng trên tạp chí Nature Biomedical Engineering.
Độ nhạy của các xét nghiệm máu tầm soát ung thư ở thời điểm này là một vấn đề nan giải. Hạn chế này ngăn cản việc ung thư được phát hiện sớm, từ đó giảm cơ hội chữa trị của người bệnh.
Vấn đề là "những tế bào khối u trôi nổi trong hệ thống tuần hoàn quá ít đến nỗi nếu bạn chỉ lấy mẫu máu định kỳ, những ống nghiệm này thậm chí sẽ chẳng có nổi một tế bào ung thư nào", tiến sĩ Sanjiv Sam Gambhir, giám đốc Trung tâm Phát hiện sớm ung thư Canary tại Stanford cho biết.
"Vì vậy, các bác sĩ cuối cùng sẽ nói 'Được rồi, không có gì cả’".
Trong nghiên cứu của mình, các nhà nghiên cứu đã cố gắng cải thiện độ nhạy của sinh thiết lỏng. Họ gắn các tế bào khối u trôi nổi tự do bên trong hệ tuần hoàn của lợn với một hạt nano đặc biệt có tính chất từ.
Sau đó, một ống nam châm được luồn vào tĩnh mạch ở tai những con lợn. Tĩnh mạch này ở lợn tương tự như tĩnh mạch trên cánh tay của người. Khi các tế bào khối u bị từ hóa trôi nổi qua dây nam châm, chúng sẽ bị hút vào nó.
Cuối cùng, dây nam châm được rút ra khỏi tĩnh mạch, cùng với đó là một lượng khoảng 500-5.000 tế bào ung thư đã bị "đánh bắt". So với xét nghiệm máu thông thường, phương pháp này cho hiệu quả gấp từ 10-80 lần.
"Chúng tôi ước tính rằng sẽ phải mất tới 80 ống máu mới có thể cho kết quả tương đương với những gì mà sợi dây có thể làm trong 20 phút", Tiến sĩ Gambhir nói.
chứng và xét nghiệm thường là vô ích.
Sinh thiết lỏng là một công nghệ xét nghiệm nhắm đến mục tiêu tầm soát ung thư ngay từ giai đoạn sớm. Trong đó, các bác sĩ sẽ săn tìm những tế bào ung thư trôi nổi trong máu của bệnh nhân, ngay từ khi khối u còn quá nhỏ để bị phát hiện bởi chụp cắt lớp hay cộng hưởng từ.
Tuy nhiên, thách thức của công nghệ này nằm ở độ nhạy. Lượng tế bào ung thư trôi nổi trong máu là cực kỳ nhỏ. Ngay cả xét nghiệm máu định kỳ đều đặn có khi cũng không hề phát hiện bất kể một tế bào ung thư nào.
Bây giờ, các nhà nghiên cứu tại Trường Y khoa Đại học Stanford đã phát triển được một công nghệ hỗ trợ đắc lực cho sinh thiết lỏng. Họ tin rằng nam châm có thể hút các tế bào ung thư nếu chúng bị hạt nano làm từ hóa.
Bởi vậy, bằng cách đưa một sợi dây nam châm vào tĩnh mạch của bệnh nhân, nó có thể tăng độ nhạy của sinh thiết lỏng gấp 10-80 lần so với xét nghiệm máu thông thường. Tuy chưa được thử nghiệm trên người, nhưng thiết bị này đã chứng minh sự hiệu quả với thử nghiệm trên lợn.
Nghiên cứu mới được đăng trên tạp chí Nature Biomedical Engineering.
Độ nhạy của các xét nghiệm máu tầm soát ung thư ở thời điểm này là một vấn đề nan giải. Hạn chế này ngăn cản việc ung thư được phát hiện sớm, từ đó giảm cơ hội chữa trị của người bệnh.
Vấn đề là "những tế bào khối u trôi nổi trong hệ thống tuần hoàn quá ít đến nỗi nếu bạn chỉ lấy mẫu máu định kỳ, những ống nghiệm này thậm chí sẽ chẳng có nổi một tế bào ung thư nào", tiến sĩ Sanjiv Sam Gambhir, giám đốc Trung tâm Phát hiện sớm ung thư Canary tại Stanford cho biết.
"Vì vậy, các bác sĩ cuối cùng sẽ nói 'Được rồi, không có gì cả’".
Trong nghiên cứu của mình, các nhà nghiên cứu đã cố gắng cải thiện độ nhạy của sinh thiết lỏng. Họ gắn các tế bào khối u trôi nổi tự do bên trong hệ tuần hoàn của lợn với một hạt nano đặc biệt có tính chất từ.
Sau đó, một ống nam châm được luồn vào tĩnh mạch ở tai những con lợn. Tĩnh mạch này ở lợn tương tự như tĩnh mạch trên cánh tay của người. Khi các tế bào khối u bị từ hóa trôi nổi qua dây nam châm, chúng sẽ bị hút vào nó.
Cuối cùng, dây nam châm được rút ra khỏi tĩnh mạch, cùng với đó là một lượng khoảng 500-5.000 tế bào ung thư đã bị "đánh bắt". So với xét nghiệm máu thông thường, phương pháp này cho hiệu quả gấp từ 10-80 lần.
"Chúng tôi ước tính rằng sẽ phải mất tới 80 ống máu mới có thể cho kết quả tương đương với những gì mà sợi dây có thể làm trong 20 phút", Tiến sĩ Gambhir nói.
Các tế bào ung thư trôi nổi trong máu rất khó bị phát hiện
Việc thu thập được những tế bào ung thư hiếm hoi trôi nổi trong máu tiếp tục nhấn mạnh công việc đó khó khăn ra sao, và ung thư có thể đã xuất hiện trong cơ thể sớm đến thế nào, ngay từ lúc chưa có triệuchứng và xét nghiệm thường là vô ích.
Bài viết liên quan :
- Chế tạo phụ tùng đầu máy toa xe
- Sản xuất các cấu kiện kim loại
- Tiếp nhận 20 đầu máy xe lửa công suất lớn nhất VN
- Cách chế tạo, sử dụng ebonsai bay
- Nam châm ferrite là gì? Ứng dụng thực tiễn nam châm ferrite.
- Ứng dụng của nam châm trong ngành y
- Ứng dụng nam châm rộng rãi trong đời sống hàng ngày
- Nam châm dẻo là gì? Nam châm dẻo được hình thành ra sao?
- Ứng dụng nam châm đất hiếm ngày nay
- Nam châm là gì? Nam châm hút được những kim loại nào?